"Ngay cả những quốc gia không thân thiện cũng nhận thấy rằng cái gọi là mức giá trần đã không có tác dụng. Hơn 99% lượng dầu được giao dịch cao hơn mức trần 60 USD mỗi thùng",ênbốbánlượngdầucaohơngiátrầnphươngTâaizawa minami Vladimir Furgalsky, quan chức Bộ Năng lượng Nga, phát biểu tại cuộc thảo luận bàn tròn ở Thượng viện ngày 23/11.
Liên minh châu Âu (EU), các nước G7 và Australia hồi tháng 12 năm ngoái áp mức trần giá dầu Nga nhằm hạn chế nguồn lực tài chính của Moskva cho xung đột ở Ukraine. Biện pháp này cấm các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải như bảo hiểm, tài chính và vận chuyển cho nguồn dầu Nga được bán với giá trên 60 USD/thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó ký sắc lệnh cấm xuất khẩu dầu sang các nước áp giá trần dầu Nga từ tháng 2, gọi chính sách giá trần là "ngớ ngẩn".
Động thái áp trần giá buộc Nga ban đầu phải cắt giảm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu do gặp khó khăn trong việc tìm đủ tàu để vận chuyển toàn bộ sản lượng dầu của đất nước. Tuy nhiên, Nga sau đó tìm cách giao hầu hết dầu xuất khẩu cho các chủ tàu buôn trong nước hoặc các nước không phải phương Tây.
Theo ngân hàng nhà nước Nga VEB, xuất khẩu dầu của Nga dự kiến đạt 242 triệu tấn (4,84 triệu thùng mỗi ngày) trong năm nay, giảm từ mức 248 triệu tấn năm 2022. VEB cho biết vào năm 2024, xuất khẩu dầu của Nga sẽ ít thay đổi, ở mức 241 triệu tấn.
Andrei Klepach, nhà kinh tế trưởng của VEB, nói rằng xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu sẽ tiếp tục giảm mạnh, xuống còn 16 tỷ m3 trong năm nay, so với khoảng 56 tỷ m3 năm 2022 và khoảng 130-140 tỷ m3 trước đó.
"Và xuất khẩu sẽ không phục hồi cho đến khi các mối quan hệ của chúng ta thay đổi hoàn toàn. Nhưng điều này chắc chắn diễn ra trong tương lai rất xa", Klepach nói.
Nga chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu. Nước này từ đầu tháng 3 bắt đầu giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày, tương đương 5% tổng sản lượng, để đáp trả biện pháp áp giá trần của phương Tây.
Huyền Lê(Theo Reuters)